Tính chất kim cương

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 130 triệu cara (26.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 9 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.

Kim cương là một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên chất trong đó một nguyên tử cacbon đều có liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác gần đó nhất. Chúng ta sử dụng kim cương vì những tính chất vật lý vô cùng quý giá của chúng. Một trong số đó là độ cứng rất cao, độ tán xạ tốt, cách nhiệt cao. Những tính chất trên là những tính chất cơ bản trong những lĩnh vực có sử dụng kim cương.

967

Quá trình hình thành kim cương

Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.

1,783

GIA phân loại Kim cương

Kim cương được kiểm định bởi GIA để cấp giấy chứng nhận cho người sở hữu (có thể là người cắt, đại lý, nhà bán lẻ, hoặc người mua).


Khách hàng cần kiểm định Kim cương (Bên trái)
Chuyên gia của GIA đang kiểm tra Kim cương (Bên phải)
Quá trình phân loại bắt đầu khi kim cương về đến phòng thí nghiệm GIA. Kim cương có thể đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới bằng phát chuyển nhanh hoặc trực tiếp mang đến của chủ sở hữu.

Kim cương kiểm định có thể không cần các thông tin như: tên công ty, biểu tượng hay các thông tin khác để GIA có thể nhận ra chủ sở hữu trong suốt quá trình kiểm định. Điều này cho phép GIA tránh được sự thiên vị, để cho quá trình kiểm định được khách quan. Trong quá trình kiểm định mỗi viên Kim Cương được đánh một số duy nhất và đưa vào một hột bảo quản trong suốt.

776

Chứng nhận và phân loại Kim Cương

Trước khi được mua, nhiều viên kim cương (và tất cả các viên kim cương của chúng tôi) đều được một phòng thí nghiệm thuộc bên thứ ba thẩm định toàn bộ; quy trình này được gọi là chứng nhận kim cương. Một phòng thí nghiệm có uy tín thường có đội ngũ nhân viên là các nhà ngọc học chuyên nghiệp có chuyên môn trong việc thẩm định kim cương. Mỗi một giấy chứng nhận cho viên kim cương đều được đánh số riêng, tương ứng theo viên kim cương đó. Kể từ lúc đó trở đi, viên kim cương và giấy chứng nhận (được cán mỏng để tránh bị nhàu hoặc hư hại) sẽ luôn luôn đi kèm với nhau từ tay người bán đến tay người mua. Đại học GIA tại Carlsbad, CA

Giấy chứng nhận của phòng thí nghiệm có nghĩa là sự thẩm định công bằng về các đặc tính và chất lượng của mỗi viên kim cương. Giấy chứng nhận này (được gọi là báo cáo phân loại, hay hồ sơ của GIA) tạo thêm niềm tin cho  người mua về viên kim cương được bán đúng theo như miêu tả của người bán. Giấy chứng nhận kim cương cũng có giá trị trong bảo hiểm, vì nó cung cấp sự thẩm định độc lập và chuyên nghiệp cho viên kim cương đó.

1,186

Độ tinh khiết (clarity)

Vì kim cương được hình thành ở sâu trong lòng đất, dưới nhiệt độ và áp suất cực cao; hầu hết tất cả mọi loại kim cương đều có các “vết chàm”; các khiếm khuyết nhỏ bên trong kim cương (được gọi là chất xâm nhập) hoặc ở trên bề mặt (được gọi là khuyết tật bề mặt). Độ tinh khiết có nghĩa là mức độ mà các khiếm khuyết này hiện diện. Các viên kim cương có vô số hoặc nhiều chất xâm nhập hoặc các khiếm khuyết bể mặt quan trọng thì có độ sáng kém hơn do các lỗ hổng này tiếp xúc với đường ánh sáng truyền qua kim cương.

Vị trí của chất xâm nhập có ảnh hưởng tới việc người ta dễ dáng nhận biết nó như thế nào. Nghệ nhân cắt kim cương nỗ lực hết sức để cắt được viên kim cương sao cho các chất xâm nhập không nhìn thấy được qua bề măt của viên kim cương đã chế tác xong. Vị trí khuyến khích của các chất xâm nhập là bên dưới các mặt vát hoặc gần với vành đai của kim cương bởi tại các vị trí này người ta khó nhận biết nó hơn.

1,300

Màu sắc (Color)

Kim cương có nhiều màu sắc khác nhau, một số màu trong đó có giá trị rất cao (màu hồng, xanh và kể cả vàng). Tuy nhiên đối với một viên kim cương trắng, sự hiện diện của một vệt nhỏ màu vàng sẽ làm giảm giá thành của viên kim cương. Màu thân của kim cương trắng càng nhạt, thì nó sẽ phản xạ càng nhiều màu thật, và do đó sẽ có giá trị lớn hơn.

Mỗi viên kim cương đều được chỉ định phân loại màu theo GIA trong môi trường phản chiếu được thiết kế đặc biệt để giảm đến tối da màu sắc từ các bề mặt xung quanh cũng như là bản thân nguồn sáng. Điều này cho phép màu sắc của viên kim cương được thẩm định chính xác. Những sự khác biệt rất nhỏ của màu sắc kim cương được phát hiện trong môi trường này thì gần như rất khó nếu không muốn nói rằng không thể phát hiện được trong môi trường bình thường. Ngành công nghiệp kim cương đã ứng dụng thang màu kim cương của GIA; hầu hết tất cả các kim cương được bán ngày nay được định giá theo thang màu GIA, dù nó có được GIA công nhận hay không.

1,685

Huỳnh quang

Độ huỳnh quang có nghĩa là xu hướng phát ra tia sáng có màu êm dịu của kim cương khi được chiếu ánh sáng có tia tử ngoại (như là “tia sáng màu đen”). Xấp xỉ 30% kim cương phát huỳnh quang theo một mức độ nào đó. Kim cương huỳnh quang không màu phân loại (D-F) được bán với giá giảm đến 15% vì huỳnh quanh được coi là khiếm khuyết. Thực ra, hiệu ứng mà mắt thường có thể nhìn thấy được từ huỳnh quang Nhạt đến Trung bình chỉ được nhận ra khi nhà ngọc học sử dụng nguồn sáng có tia tử ngoại.

Vì ánh sáng huỳnh quang thường có màu xanh (màu đối ngược với màu vàng), huỳnh quang có thể khiến cho kim cương phân loại màu I-M có vẻ trắng hơn 1 phân cấp. Vì lý do này, các kim cương phân loại I-M thường dược bán với giá cao hơn một chút so nếu chúng có độ huỳnh quang từ Trung bình đến Rất mạnh.

790

Dạng cắt (Cut)

Nói đến dạng cắt kim cương không chỉ là nói đến hình dạng của một viên kim cương (ví dụ như là tròn, ovan, trái lê, v.v) mà còn là về tỷ lệ của một viên kim cương, độ đối xứng và độ bóng. Vẻ đẹp của viên kim cương phụ thuộc nhiều vào cách cắt hơn bất kỳ nhân tố nào khác. Mặc dù việc phân tích và định lượng được một viên kim cương là vô cùng khó khăn, Dạng cắt kim cương có ba tác động cơ bản tới hình dáng bề ngoài của chúng: độ sáng (độ sáng được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa phản xạ ánh sáng trắng từ bề mặt và bên trong của viên kim cương đã được đánh bóng)

, ánh lửa (sự tán sắc của ánh sáng thành các màu trong dãy quang phổ mà mắt thường nhìn thấy được thành các tia màu sắc khác nhau), và độ lấp lánh (các tia sáng và tối hoặc các tia lửa khi mà viên kim cương hoặc nguồn chiếu sáng được di chuyển).

1,908

Kích thước vòng đai

Vòng đai kim cương là cạnh ngoài cùng nhất của viên kim cương, nơi mà mặt trên đỉnh (đỉnh trên) tiếp giáp với mặt bên dưới (đáy dưới) của kim cương.

Một vòng đai có thể có bề mặt (một chuỗi các bề mặt nhỏ được đánh bóng đai quanh viên kim cương), để thô (một chuỗi bề mặt liên tiếp không được đánh bóng đai quanh viên kim cương; không còn thông dụng nữa) hoặc được đánh bóng (một vòng đai thô đã được đánh nhẵn bóng). Dù cho vòng đai thuộc dạng có bề mặt, để thô hay được đánh bóng thì cũng không có ảnh hưởng tới hình dạng hoặc giá trị của viên kim cương.

Vòng đai được miêu tả theo chiều rộng của nó. Thường thì chiều rộng của vòng đai thay đổi tại các điểm khác nhau xung quanh viên kim cương, và thường được lấy trong khoảng phân định giữa điểm mảnh nhất và điểm dày nhất dọc theo vòng đai (ví dụ như “Mảnh – Trung bình” có nghĩa là vòng đai kim cương có chiều rộng thay đổi từ mảnh tại điểm hẹp nhất tới trung bình tại điểm lớn nhất).

466

Kích thước mặt sau

Mặt sau kim cương (được phát âm là cue-let) là phần nhỏ ở đáy của cạnh viên kim cương. Mặt sau có thể là một điểm hoặc một mặt cắt rất nhỏ đặt tương đương với mặt cắt.Tất cả Kim cương đều trưng bày kích thước của mặt sau được xác định bởi GIA, sử dụng các mức dưới đây:

Không có, Rất nhỏ, Nhỏ, Trung bình, Hơi lớn, Lớn, Rất lớn.

Bất kỳ kích thước nào của mặt sau viên kim cương dù là Trung bình hay Nhỏ đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và chúng đều không ảnh hưởng tới hình dáng của viên kim cương. Tuy nhiên, nếu kích thước mặt sau Hơi lớn hoặc lớn hơn, ánh sáng có thể xuyên qua từ chóp miện xuyên thẳng qua mặt cắt sau và làm giảm độ sáng của viển kim cương. Nó cũng có thể làm cho hình dạng mặt sau viên kim cương giống như một vết cắt, hoặc tạo ra một vùng trống trên viên kim cương, tại đây ánh sáng có thể xuyên qua từ đáy.

1,220
Page 1 of 3123»

Phú Cường Diamond Plaza: 27-29 Trần Bình Trọng, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội

Galleria Diamond: Số 6, Hoa Lư, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội