Dạng cắt (Cut)

Nói đến dạng cắt kim cương không chỉ là nói đến hình dạng của một viên kim cương (ví dụ như là tròn, ovan, trái lê, v.v) mà còn là về tỷ lệ của một viên kim cương, độ đối xứng và độ bóng. Vẻ đẹp của viên kim cương phụ thuộc nhiều vào cách cắt hơn bất kỳ nhân tố nào khác. Mặc dù việc phân tích và định lượng được một viên kim cương là vô cùng khó khăn, Dạng cắt kim cương có ba tác động cơ bản tới hình dáng bề ngoài của chúng: độ sáng (độ sáng được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa phản xạ ánh sáng trắng từ bề mặt và bên trong của viên kim cương đã được đánh bóng)

, ánh lửa (sự tán sắc của ánh sáng thành các màu trong dãy quang phổ mà mắt thường nhìn thấy được thành các tia màu sắc khác nhau), và độ lấp lánh (các tia sáng và tối hoặc các tia lửa khi mà viên kim cương hoặc nguồn chiếu sáng được di chuyển).

1,908

Kích thước vòng đai

Vòng đai kim cương là cạnh ngoài cùng nhất của viên kim cương, nơi mà mặt trên đỉnh (đỉnh trên) tiếp giáp với mặt bên dưới (đáy dưới) của kim cương.

Một vòng đai có thể có bề mặt (một chuỗi các bề mặt nhỏ được đánh bóng đai quanh viên kim cương), để thô (một chuỗi bề mặt liên tiếp không được đánh bóng đai quanh viên kim cương; không còn thông dụng nữa) hoặc được đánh bóng (một vòng đai thô đã được đánh nhẵn bóng). Dù cho vòng đai thuộc dạng có bề mặt, để thô hay được đánh bóng thì cũng không có ảnh hưởng tới hình dạng hoặc giá trị của viên kim cương.

Vòng đai được miêu tả theo chiều rộng của nó. Thường thì chiều rộng của vòng đai thay đổi tại các điểm khác nhau xung quanh viên kim cương, và thường được lấy trong khoảng phân định giữa điểm mảnh nhất và điểm dày nhất dọc theo vòng đai (ví dụ như “Mảnh – Trung bình” có nghĩa là vòng đai kim cương có chiều rộng thay đổi từ mảnh tại điểm hẹp nhất tới trung bình tại điểm lớn nhất).

466

Kích thước mặt sau

Mặt sau kim cương (được phát âm là cue-let) là phần nhỏ ở đáy của cạnh viên kim cương. Mặt sau có thể là một điểm hoặc một mặt cắt rất nhỏ đặt tương đương với mặt cắt.Tất cả Kim cương đều trưng bày kích thước của mặt sau được xác định bởi GIA, sử dụng các mức dưới đây:

Không có, Rất nhỏ, Nhỏ, Trung bình, Hơi lớn, Lớn, Rất lớn.

Bất kỳ kích thước nào của mặt sau viên kim cương dù là Trung bình hay Nhỏ đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và chúng đều không ảnh hưởng tới hình dáng của viên kim cương. Tuy nhiên, nếu kích thước mặt sau Hơi lớn hoặc lớn hơn, ánh sáng có thể xuyên qua từ chóp miện xuyên thẳng qua mặt cắt sau và làm giảm độ sáng của viển kim cương. Nó cũng có thể làm cho hình dạng mặt sau viên kim cương giống như một vết cắt, hoặc tạo ra một vùng trống trên viên kim cương, tại đây ánh sáng có thể xuyên qua từ đáy.

1,220

Độ bóng bề mặt của Kim cương

Độ bóng liên quan đến mức độ nhẵn của mỗi mặt của một viên kim cương được đo lường bởi một nhà địa chất học. Khi một viên kim cương được cắt và đánh bóng, các khuyết tật nhỏ trên bề mặt có thể được tạo ra bởi các bánh xe đánh bóng khi nó kéo các tinh thể nhỏ sai vị trí trên bề mặt của kim cương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các lỗi này có thể phá vỡ các mô hình ánh sáng đi vào và đi ra viên kim cương đó.

Độ bóng ảnh hưởng đến bề mặt của viên kim cương

891

Tính đối xứng

Tính đối xứng có nghĩa là các mặt khác nhau của kim cương sắp hàng và giao nhau chính xác như thế nào. Khái niệm này bao gồm cả các mặt phụ hoặc các mặt không có hình dạng, các mặt dưới lệch khỏi tâm và các bề mặt cũng như là các vòng đai lượn sóng.

Một viên kim cương có độ đối xứng kém có thể truyền sáng kém, và đưa ánh sáng thoát ra tại một góc bị lệch, và do đó giảm độ sáng của viên kim cương. Thường thì một nghệ nhân cắt kim cương sẽ cho phép giảm tính đối xứng một chút để tránh các lỗi trong viên đá thô còn lưu lại trong viên kim cương đã chế tác xong.

770

Cắt trái tim và mũi tên

Kiểu cắt trái tim và mũi tên (thường được tiếp thị dưới nhãn hiệu là “Trái tim đang cháy”) là mô hình ánh sáng đối xứng mà mắt thường nhìn thấy được nhờ dụng cụ chiếu cho các kiểu cắt kim cương trong điều kiện yêu cầu kỹ thuật ngặt nghèo.

Lịch sử của Trái tim và Mũi tên

Dạng cắt trái tim và mũi tên được người ta phát hiện lần đầu khi sử dụng thiết bị kiểm tra kim cương Firescope; một công cụ được Kazumi Okuda phát triển vào những năm 1970. Thiết bị Firescope và các thế hệ hiện đại hơn sau này (như là máy phản chiếu H7A, thiết bị Ideal-scope và ASET scope) đều dùng các vật phản xạ màu để thể hiện các mô hình miêu tả hướng và mật độ của các tia sáng phát ra từ kim cương. Các mô hình đầy màu sắc này được đánh giá để xác định bao nhiêu ánh sáng phát ra từ viên kim cương tại các góc chuẩn và liệu viên kim cương đó có đối xứng tuyệt đối hay không (được thể hiện qua mô hình đồng nhất).

Máy quan sát phản chiếu H&A di động và hiện đại

425

Phú Cường Diamond Plaza: 27-29 Trần Bình Trọng, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội

Galleria Diamond: Số 6, Hoa Lư, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội